Mỗi cây viết truyện ngắn lừng danh thường ẩn tàng trong trang viết cách mô tả cảnh đời và cảnh người rất linh hoạt, hấp dẫn. Ai đã từng đọc qua những kiệt tác của vài nhà văn phương Tây như : Gogol (1809-1852), Alphonse Đôđê (1840-1897), Jack London (1876-1916) .., hẳn không dễ quên nhiều hình ảnh và tình tiết các tác giả diễn tả trong tác phẩm. Một vài nhà văn phương Đông có biệt tài viết tuyện ngắn cũng để lại trong trang viết những cách quan sát, mô tả bằng mắt thấy tai nghe rất tài hoa. Khi đọc truyện ngắn của Nam Cao, người ta dễ dàng mường tượng ra những kiểu người ở ngoài đời, nhưng đôi khi Nam Cao còn có một nhận biết nhanh và ghi lại bằng vài dòng có vẻ thoáng qua vậy mà chẳng dễ quên với người nào từng sống nơi thôn dã : "Cái nhà anh Hoàng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi. Ba gian nhà sạch sẽ. Hàng hiên rộng ở ngoài. Sân gạch, tường hoa. Một mảnh vườn giồng rau tươi rười rượi. Xinh xắn lắm." ( Nam Cao / Truyện ngắn Đôi Mắt ).
Còn cách diễn tả trong truyện ngắn của văn hào Lỗ Tấn có những nét rất đặc biệt, người đọc có cảm tưởng được thưởng lãm bức tranh của một nghệ sĩ lừng lẫy tiếng tăm. Xin trích một đoạn văn mở đầu nhiều người biết đến trong một truyện ngắn của ông :
"Trên bãi đất bên sông, những tia nắng quái vàng vọt rút lui dần dần. Ven bãi, men sông, những lùm lá sòi thở hắt những tiếng khô khan xào xạc. Bên dưới, mấy con muỗi bay lượn vo ve. Trên đám lều tranh của người dân quê làm ngảnh mặt ra sông, những ngọn khói nấu cơm chiều dần dần thưa thớt. Bọn đàn bà, con trẻ đổ ra bờ sông té nước lên miếng đất trước nhà mình, rồi bầy ra đấy một chiếc bàn con và mấy cái ghế dài thấp lẹt sẹt. Người ta biết đã đến bữa cơm chiều. Những người già cả và đàn ông thì ngồi vào mấy chiếc ghế thấp, vừa phe phẩy chiếc quạt lá đan, vừa nói chuyện phiếm; trẻ con thì có đứa tới tấp, có đứa ngồi bên những gốc sòi cùng nhau chơi cái lối ăn thua bằng đá vụn. Bọn đàn bà con gái thì bưng ra món rau câu đen kịt, và thứ cơm gạo vàng như màu hoa thông, hơi bốc nghi ngút. Thuyền rượu văn nhân lướt ngang, mấy ông văn hào đối cảnh, hồn thơ nổi dậy, bảo rằng :
"Vô tư, vô lự, quả là cái lạc thú của nhà nông".
Thế nhưng lời nói của mấy ông văn hào có tí không đúng sự thật, là vì mấy ông chưa từng được nghe những câu của bà lão Chín Cân. Đúng lúc đó, bà lão Chín Cân đang nổi cơn thịnh nộ, đập cái quạt lá đan rách tươm vào chân ghế mà rằng :
"Năm nay bà bảy mươi chín tuổi, bà sống thế đủ rồi, bà không muốn mắt phải nhìn lũ "phá gia chi tử"; chết quách còn hơn. Sắp ăn cơm rồi mà còn đi ăn đỗ rang. Ăn hại đái nát !".
Con Sáu Cân, chắt gái của bà lão, tay cầm nắm đỗ, đang từ phía trước chạy lại, thấy tình hình như thế thì chạy tuốt ra phía sông, đứng nấp vào sau gốc sòi, thò cái đầu nhỏ có để hai "trái đào" ra mà nói lớn :
"Cái của trời đánh thánh vật không chết ấy !".
Bà lão Chín Cân tuổi đã rất cao mà tai chưa điếc lắm, tuy nhiên bà cũng không nghe rõ con bé nói gì và vẫn tiếp tục :
"Rõ thật mỗi đời một thêm kém sút !".
Phong tục thôn này có chỗ đặc biệt là các bà sinh nở phần nhiều thích đặt tên tục cho con theo cái số cân lạng của đứa bé lúc mới lọt lòng. Từ ngày ăn mừng "ngũ thập đại thọ" đến giờ, bà lão Chín Cân dần dần sinh ra trái chứng, bất bình, thường phàn nàn rằng lúc bà còn trẻ, trời không nóng nực như bây giờ, hạt đỗ bây giờ cũng cứng hơn ngày trước : nghĩa là, tóm lại, thời buổi bây giờ hỏng cả. Phương chi con bé Sáu Cân lại nặng kém cụ bà nó những ba cân, mà so với cha nó, lão Bẩy Cân, nó cũng kém mất một cân, thật đúng là đã thành cái lệ bất di bất dịch mất rồi, cho nên bà càng nói khỏe :
"Rõ thật mỗi đời một thêm kém sút !". ( Tuyển Tập Lỗ Tấn / Truyện ngắn Sóng Gió) .
Trong cuốn Tuyển tập Lỗ Tấn qua bản tuyển dịch và chú thích của Dịch Giả Giản Chi còn thêm những lời giới thiệu và bình luận hàm xúc nhiều ý nghĩa. Xin tóm lược vài nhận định trong Lời Người Dịch của Dịch giả Giản Chi nơi cuốn Tuyển tập Lỗ Tấn : "... Về mô tả nhân vật và phân tích tâm lý thì các nhà phê bình đều nhận rằng Lỗ Tấn quả là "bậc thầy", các tác giả Trung Hoa gần đây ít ai theo kịp. Ông không mô tả tỉ mỉ mà chỉ chấm phá, theo cái phép "vẽ người cần nhất vẽ cặp mắt, chứ không cần tỉa tót từng sợi tóc". Ông rất kỵ rườm lời... Cái đặc sắc nổi bật trong câu văn Lỗ Tấn là ngắn gọn, rất cô đọng... Thêm vào đó, ông lại sở trường về trào phúng, lối trào phúng duyên dáng...". Và , ... "Thảo nào người ta không lấy làm lạ khi thấy tác phẩm của ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được hoan nghênh cả ở Á châu lẫn Âu, Mỹ".
Khi nói đến một nhà văn có nhiều tác phẩm giá trị văn chương, người ta thường phân tích về bút pháp và những đặc sắc nổi bật trong tác phẩm của tác giả. Nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả Vang Bóng
Phong tục thôn này có chỗ đặc biệt là các bà sinh nở phần nhiều thích đặt tên tục cho con theo cái số cân lạng của đứa bé lúc mới lọt lòng. Từ ngày ăn mừng "ngũ thập đại thọ" đến giờ, bà lão Chín Cân dần dần sinh ra trái chứng, bất bình, thường phàn nàn rằng lúc bà còn trẻ, trời không nóng nực như bây giờ, hạt đỗ bây giờ cũng cứng hơn ngày trước : nghĩa là, tóm lại, thời buổi bây giờ hỏng cả. Phương chi con bé Sáu Cân lại nặng kém cụ bà nó những ba cân, mà so với cha nó, lão Bẩy Cân, nó cũng kém mất một cân, thật đúng là đã thành cái lệ bất di bất dịch mất rồi, cho nên bà càng nói khỏe :
"Rõ thật mỗi đời một thêm kém sút !". ( Tuyển Tập Lỗ Tấn / Truyện ngắn Sóng Gió) .
Trong cuốn Tuyển tập Lỗ Tấn qua bản tuyển dịch và chú thích của Dịch Giả Giản Chi còn thêm những lời giới thiệu và bình luận hàm xúc nhiều ý nghĩa. Xin tóm lược vài nhận định trong Lời Người Dịch của Dịch giả Giản Chi nơi cuốn Tuyển tập Lỗ Tấn : "... Về mô tả nhân vật và phân tích tâm lý thì các nhà phê bình đều nhận rằng Lỗ Tấn quả là "bậc thầy", các tác giả Trung Hoa gần đây ít ai theo kịp. Ông không mô tả tỉ mỉ mà chỉ chấm phá, theo cái phép "vẽ người cần nhất vẽ cặp mắt, chứ không cần tỉa tót từng sợi tóc". Ông rất kỵ rườm lời... Cái đặc sắc nổi bật trong câu văn Lỗ Tấn là ngắn gọn, rất cô đọng... Thêm vào đó, ông lại sở trường về trào phúng, lối trào phúng duyên dáng...". Và , ... "Thảo nào người ta không lấy làm lạ khi thấy tác phẩm của ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được hoan nghênh cả ở Á châu lẫn Âu, Mỹ".
Khi nói đến một nhà văn có nhiều tác phẩm giá trị văn chương, người ta thường phân tích về bút pháp và những đặc sắc nổi bật trong tác phẩm của tác giả. Nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả Vang Bóng
Một Thời nhiều người đọc biết đến, trong một bài viết với tựa đề Thạch Lam (1957), đã viết về Thạch Lam với nguồn cảm hứng ít thấy. Xin mạn phép trích vài đoạn ngắn nhà văn Nguyễn Tuân viết về Thạch Lam : "... Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc. Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dưới cái hình thức không những thoát ra khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng tạo ấy, văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời... Ngày nay, đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thúy của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học. Mặc dù in ra ít, sách Thạch Lam có đánh dấu lại được cái tâm hồn súc tích, rộng rãi và tiến bộ của một nhà văn xuôi chân chính... Nói đến nghệ thuật của Thạch Lam, tức là nói cụ thể đến nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam. Một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực được. Có những truyện ngắn Thạch Lam, ở cái thời bấy giờ, đọc xong thấy nó đọng lại trong người ta như một câu hỏi bức thiết của tác giả, như một lời trách móc kín đáo của nhân vật truyện... Những "cô hàng xén" tuy không lên tiếng đòi quyền sống trong truyện nhưng qua kẽ dòng truyện, vẫn như hỏi thầm độc giả... "
Nhà văn Nguyễn Tuân cũng có vài dòng chia sẻ kinh nghiệm riêng tư và chân tình trong bài viết về Thạch Lam : "Đọc truyện, tôi thích những tác giả có cái bút lực dựng đám đông tấp nập, ồ ạt nhiệt náo, quát thét, vận động nhiều, hành động nhiều hơn bàn bạc. Nhưng tôi lại thích cả những cách diễn đạt trầm trầm mà chuyển, đêm dài một bóng một đèn, một nhân vật đó và mình, thấy cũng thấm đáo để". Và, ... "Cái chính trong truyện là nhân vật có làm, phải làm cái này cái kia, nhưng nhân vật còn phải có cảm có nghĩ, có suy nghĩ nữa. Và cái thế giới bên trong đó của một nhân vật rất là cần cho sinh khí tiểu thuyết. Cái phần ấy mới đem đến cho nhân vật một cái chiều sâu và do cái nhã thúy đó, mới thỏa mãn được bạn đọc và giúp gì cho bạn đọc". (Nguyễn Tuân Bàn Về Văn Học Nghệ Thuật / Trích trong bài viết Thạch Lam ).
....
Nhà văn Nguyễn Tuân cũng có vài dòng chia sẻ kinh nghiệm riêng tư và chân tình trong bài viết về Thạch Lam : "Đọc truyện, tôi thích những tác giả có cái bút lực dựng đám đông tấp nập, ồ ạt nhiệt náo, quát thét, vận động nhiều, hành động nhiều hơn bàn bạc. Nhưng tôi lại thích cả những cách diễn đạt trầm trầm mà chuyển, đêm dài một bóng một đèn, một nhân vật đó và mình, thấy cũng thấm đáo để". Và, ... "Cái chính trong truyện là nhân vật có làm, phải làm cái này cái kia, nhưng nhân vật còn phải có cảm có nghĩ, có suy nghĩ nữa. Và cái thế giới bên trong đó của một nhân vật rất là cần cho sinh khí tiểu thuyết. Cái phần ấy mới đem đến cho nhân vật một cái chiều sâu và do cái nhã thúy đó, mới thỏa mãn được bạn đọc và giúp gì cho bạn đọc". (Nguyễn Tuân Bàn Về Văn Học Nghệ Thuật / Trích trong bài viết Thạch Lam ).
....
(còn tiếp)
Vân Võ Hoài Phương
**********************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét