Kỷ Niệm Những Ngày Qua
*
Nhân ngày hè nhiều rảnh rỗi, mời bạn gần xa nhìn lại
vài hình ảnh và vài đoạn ngắn kỷ niệm về tác phẩm đầu tay
Sưu Tầm & Văn Nghệ, Quyển 1; trình làng tại Bắc Âu
tháng 6 năm 1993
*
Phần giới thiệu Sưu Tầm & Văn Nghệ, Quyển 1
*
Phần giới thiệu bài vở trong tác phẩm đầu tay
*
MỜI XEM THÊM
Trang Sưu Tầm & Văn Nghệ Bốn Phương
"Nhiều người cảm thấy học tập một ngôn ngữ mới là một việc khó khăn. Nguyên nhân là mỗi ngôn ngữ đều khác nhau. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ rất rõ rệt chẳng có chữ nào giống chữ nào. Để đọc được báo hằng ngày mà không có khó khăn thì cần biết khoảng 5.000 đến 8.000 từ..."
Đoạn ngắn trên được trích từ một bản hướng dẫn người mới đến định cư ở một nước Bắc Âu, dùng để giúp cho việc học ngôn ngữ của người vừa đến định cư được nhanh chóng.
Học tập để đọc được một ngôn ngữ mới, nói được những câu nói thường dùng đến hằng ngày - về việc này, với những vị cao niên - là một việc gặp nhiều trở ngại, vì lý do tuổi cao cũng có, và cũng vì một phần: những người nhiều tuổi, dù nhiều dù ít, không thể có sự nhanh nhậy "nghe", "bắt" những từ mới bằng người trẻ. Hơn nữa, họ ít có dịp tham dự và tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội để nghe và hiểu khi dùng một từ mới. Đó là một sự thiệt thỏi đáng phàn nàn của nhiều vị cao niên khi sống tại hải ngoại.
Ở độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi thì việc học tập một ngôn ngữ mới có nhiều thuận lợi. Sau khi đã hiểu cách nói và cách viết của tiếng mẹ đẻ, các em ở lứa tuổi đó có thể dễ dàng tiếp nhận một ngôn ngữ mới để dùng đến trong khi tiếp xúc với những người dân sống tại nơi gia đình các em trú ngụ. Trong những dịp vui chơi với bạn bè cùng lứa tuổi là con cháu những người dân sống trong vùng, các em có dịp được biết thêm nhiều cách gọi về những thứ vẫn nhìn thấy trong cuộc sống thường ngày, hoặc cách diễn tả một sự việc, hoặc cách hỏi chuyện để làm quen. Ở lứa tuổi cắp sách đến trường, dù có khác nhau về mầu da, khác nhau về nơi sinh trưởng, nhưng các em nhỏ của chúng ta thường thích được làm quen với một bạn mới. Những mối thân tình, bạn bè đã tạo nhiều thuận lợi khi các em học tập một ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt với tiếng mẹ đẻ. Có em còn hiểu được những từ đã xưa dân địa phương của vùng đó thường dùng, những từ thường gọi là từ cổ, có khi những từ đó không thấy có trong sách dạy những người mới đến định cư hoặc trong vài cuốn từ điển. Lớp con cháu những người di dân, tỵ nạn thường biết tiếp nhận một nếp sống, những hiểu biết về văn hóa cổ truyền từ nơi cha mẹ họ sinh trưởng, và họ học tập ở trong gia đình, ở ông bà cha mẹ những đức tính siêng năng, chăm chỉ và một điều gần như là may mắn ngoài ý muốn của các em, ngoài mong muốn của cha mẹ những con em chúng ta - qua những dịp gần gũi, làm bạn với những bạn bè khác mầu da - các em đã nhanh chóng hội nhập với xã hội nơi gia đình các em cư ngụ. Hiểu được một ngôn ngữ thường dùng trong vùng, đọc thông viết thạo ngôn ngữ đó, chẳng những giúp ích cho các em sau này mà nhiều khi con em của chúng ta còn phụ giúp cho cha mẹ những khi người trong nhà cần giao dịch để hoàn tất những việc cần thiết với xã hội hoặc với nhà chức trách địa phương.
Trong nhiều cộng đồng, các bậc cha mẹ thường bảo ban con cháu cố gắng học tập, học được những điều hay trên xứ người để sống một cách hòa hợp, tạo nên được sự cảm thông đáng mến của người bản xứ, đem những hiểu biết và sức lao động của cộng đồng mình góp chung vào xây dựng đời sống tươi vui chung của xã hội. Niềm mong ước này là niềm mong ước sống trong hạnh phúc của nhiều người cao tuổi trong cộng đồng di dân và tỵ nạn.
....
( Sưu Tầm & Văn Nghệ, quyển 1, trang 127, 128 và 129.. )
*
chung quanh bếp núc
*
Và xin giới thiệu nét vẽ thử tự trình bày,
và vài đoạn viết "thử nghiệm"..
*
Đôi Lời Cảm Tạ
*
CHÚC VUI BẠN GẦN XA !
********************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét